Chum sành đựng rượu dung tích 50 lít không tráng men được rất nhiều người yêu thích bởi chúng được làm từ nguyên liệu đất sét thôi nguyên, không hóa chất, cho ra sản phẩm bền chắc, an toàn. Thêm vào đó khả năng thẩm thấu những chất độc hại andehit, metanol giúp cho rượu êm hơn không bị đau đầu khi sử dụng. Qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ gốm những mẫu chum ngâm rượu được thiết kế một cách khéo léo, tinh tế, đây cũng chính là lý do mà chúng được bán chạy tới vậy!
Xem thêm:
- Chiếc chum ngâm rượu cổ từ đời vua Khang Hy có giá 20 tỷ đồng?
- Tại sao nên dùng chum sành Bảo Khánh?
- Tổng hợp các mẫu chum sành đựng rượu Bát Tràng có tại Bảo Khánh
- “Hơn thua” giữa hai dòng chum Đông sơn THẬT và GIẢ
- Cách làm tương cổ truyền thơm ngon và an toàn bằng chum miệng rộng
Tìm hiểu quy trình chế tạo chum sành đựng rượu 50l
Cả quá trình chế tác chum ngâm rượu trải qua 5 công đoạn:
1. Là quá trình chọn nguyên liệu, đất sét hay đất là giai đoạn cốt yếu để tạo nên mẫu chum ngâm rượu lý tưởng nhất. Đất sẽ trải qua những điều kiện khắt khe để xử lý và sàng lọc trong bể ngâm, khi chúng lắng xuống và sạch những đất đá. Một thời gian vừa đủ thì chúng sẽ được lấy đi để tạo hình.
2. Quá trình tạo hình thủ công 100% theo những thiết kế đa dạng của khách hàng và hình mẫu các sản phẩm như chum cổ, chum sành Đông Sơn...Tất cả quá trình này đều được làm thủ công 100% để đảm bảo sản phẩm chỉn chu nhất có thể, không bị ngấm rò trong quá trình ủ rượu.
3. Hong, sấy khô: phôi gốm khi còn ướt cần được đặt ở nơi bóng râm và hong khô tự nhiên sau từ 2- 4 ngày rồi sau đó cho vào lò nung.
4. Nung: Đây có thể nói là quá trình quan trọng cuối cùng hoàn thành một sản phẩm chum sành, chính vì vậy đòi hỏi người thợ cần có nhiều năm kinh nghiệm để có được mẫu chum ngâm rượu như ý. Nhiệt độ trong lò bình thường 1100 độ C cho tới 1600 độ C.
5. Cuối cùng là giai đoạn ra lò: kinh nghiệm để cho một sản phẩm ra lò đạt chất lượng trên 95%, gam màu chuẩn của chum đẹp là màu nâu đỏ, không qua tráng men. Trước khi tới tay người tiêu dùng thì chúng đều được kiểm tra kỹ càng xem có vết nứt nào không.
Mẹo lựa chum sành ngâm rượu không tráng men
- Về mẫu mã chum đựng rượu vì được lựa chọn nguồn đất tốt nhất nên chum có độ mịn vừa đủ không hề bóng bẩy như chum sành tráng men. Càng sử dụng lâu ngày thì chúng sẽ trở nên nhẵn bóng hơn trước.
- Âm thanh khi gõ vào thành chum đựng rượu thì sẽ luôn có tiếng phát ra đanh, trong và ngân như tiếng chuông, yếu tố này có được là nhờ quá trình nung ở mức nhiệt cao trên 1200 độ C.
- Bạn có thể rà soát kỹ bề mặt bên trong và ngoài của chum xem có những dấu hiệu rạn nứt hay không bằng cách thử bằng nước.
- Màu sắc của những mẫu chum rượu Bát Tràng có màu nâu đậm, sờ thô sần có độ bóng mờ chứ sẽ không có màu đỏ tươi như màu gạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét