Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2021

Đồ thờ cúng gia tiên là gì? Ý nghĩa của đồ thờ cúng gia tiên và Thần Phật

 Đối với mỗi gia đình Việt Nam, phong tục thờ cúng tổ tiên đã được kế thừa và phát triển từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về đồ thờ nói chung và các đồ thờ cúng gia tiên và Thần Phật nói riêng. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và tổng hợp thông tin để bạn tham khảo.



1. Đồ thờ gia tiên là gì?

Đồ thờ cúng là từ chỉ các vật phẩm sử dụng tại các nơi thờ cúng tại nhà, chùa, đình, miếu, mộ… Vốn được hiểu đơn giản là những vật phẩm được bày biện trên ban thờ, các gia đình có thể lựa chọn các bộ khác nhau tùy thuộc nhu cầu.

Trong gia đình, gia chủ thường lựa chọn các bộ đồ thờ cúng tại nhà để thờ cúng tổ tiên. Còn các bộ đồ thờ khác do đặc thù nên ít phổ biến hơn và kích cỡ cũng có sự khác biệt.

2. Ý nghĩa của đồ thờ cúng gia tiên và Thần Phật

Tại Việt Nam và nhiều nước Á Đông khác, thờ cúng trở thành một phong tục truyền thống đẹp được thực hiện từ hàng ngàn năm qua. Cho dù cuộc sống có nhiều đổi thay, việc thờ cúng, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên vẫn luôn được duy trì.

Bất chấp nhiều người không hiểu hết giá trị và ý nghĩa của việc thờ cúng và cho rằng thờ cúng là mê tín. Ai đã hiểu thì đều nhận thấy việc thờ cúng vô cùng ý nghĩa và nhân văn:


 

2.1 Báo ân và ghi nhớ công đức

Trước hết và cũng mang ý nghĩa lớn nhất của thờ cúng chính là tri ân, thể hiện sự báo đáp, ghi nhớ công đức của tổ tiên, Thần Phật.

Không có ông bà tổ tiên thì không có con cháu bây giờ. Bên cạnh đó, ân đức của ông bà cũng tạo phúc cho con cháu đời sau được hưởng. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp cần gìn giữ.

2.2 Giáo dục con cháu

Tại nhiều gia đình chỉ có bàn thờ gia tiên. Thờ cúng không nhằm mục đích cúng đồ ăn thức uống cho người đã khuất mà mục đích chính là để giáo dục con cháu trong gia đình.

Khi con cháu nhìn vào ban thờ gia tiên thì sẽ nhớ đến công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong tâm tưởng. Nhờ vậy, mỗi khi thắp nén nhang và khấn vái là 1 lần con cháu nhớ lại những lời giáo huấn của tổ tiên, nhớ ơn và thực hiện theo những lời giáo huấn đó.

2.3 Tôn vinh giá trị nhân văn

Bên cạnh đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trên ban thờ gia tiên, mối quan hệ nhân văn Thầy – Trò cũng được thể hiện rõ ràng trên bàn thờ Phật.

Người Việt Nam luôn hướng đến chất nhân văn trong chân – thiện – mỹ là những điều mà Phật vẫn răn dạy. Mỗi lần thắp nén nhang, tụng kinh, niệm Phật, con người lại nhớ đến những lời răn dạy này và trong tâm tưởng sẽ thầm nhắc nhở bản thân làm theo điều này.

2.4 Hướng đến những điều tốt đẹp nhất

Những lời khấn không phải là sự phó thác hoàn toàn của người khấn vào may mắn, tổ tiên hay Thần Phật mà chỉ đơn giản là thể hiện điều mong ước.

Qua mâm cơm cúng, sự chú tâm trong bày biện, con cháu thể hiện mong muốn một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, và cũng tự nhắc bản thân ngày càng cố gắng hơn nữa, tu tâm dưỡng tính, chăm chỉ làm việc để đạt được những điều đó.

2.5Khẳng định lòng thành, nhân cách và trí tuệ

Mỗi hành động và mỗi đồ thờ cúng trong phòng thờ đều có ý nghĩa đặc biệt:

Khi thắp nhang, hành động cắm cây hương thường cắm thẳng đứng. Điều này biểu thị cho sự trung thực, ngay thẳng và chính trực. Khói hương lan tỏa thể hiện lòng thành và tiếng thơm về hành động đẹp lan tỏa khắp nơi.

Cốc nước, chén rượu trong vắt thể hiện sự thanh thịnh, trong sạch. Gia chủ đem tất cả những gì sạch sẽ, trong sáng, thanh tịnh nhất để dâng lên tổ tiên, Thần Phật.

Đèn dầu hoặc nến biểu thị cho ánh sáng trí tuệ của Phật, trí tuệ của tổ tiên truyền lại cho con cháu. Đồng thời, tổ tiên và Thần Phật cũng lấy trí tuệ đó soi sáng cho cuộc đời.

Trong số đồ cúng, không thể thiếu hoa quả, biểu thị cho nhân – quả. Điều này cũng nhắc nhở con cháu sống có đạo đức, làm việc thiện thì sẽ ở hiền gặp lành, đạt được những thành quả tốt.

Xem ngay:


https://gomsuphongthuy.wordpress.com/

https://chongomchuan.wordpress.com/

https://huttailoc.wordpress.com/

https://gombattranghanoi.blogspot.com/

https://gomsubattranggiatot.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét