Trải qua nhiều năm hình thành & phát triển từ thời thế kỷ 15 cho tới nay làng gốm Bát Tràng đã quá quen thuộc với mỗi người sử dụng. Chính vì vậy mà bộ ấm chén Bát Tràng trải qua mỗi thời kỳ đều có những nước men riêng biệt mang lại sự đặc sắc của mỗi bộ ấm chén này.
Trải qua thời kỳ này nổi bật lên 5 loại men đặc trưng, cùng gốm sứ Bảo Khánh khám phá trong bài viết này nhé!
Xem thêm:
101 mẫu ấm chén men rạn bọc đồng đặc biệt xứ Bát Tràng
Bộ ấm chén men lam- sắc xanh chì cho tới xanh đen
Chốt lại men lam được sử dụng nhiều cho việc vẽ trang trí trên các loại đồ gốm, lư hương, bình hoa, lọ lộc bình,…. Đối với các bộ ấm chén uống trà thì ít được sử dụng màu men lam hay thậm chí là không còn thịnh.
Men nâu – xương gốm quyết định sắc độ men
Thế kỷ 18 trên các đồ gốm tiếp tục lại sử dụng các loại men nâu theo nhiều cách thức cổ truyền.
Sang tới thế kỷ 19 thì men nâu đã được chuyển thành một dòng men bóng chứ không còn sần như lúc trước, nước men này thường được gọi là men da lươn được sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới ngày nay. Sắc men nâu vẫn được ưu ái chuộng cho các dòng ấm chén uống trà bởi lẽ nó có chút gì đó của phong cách xưa cũ.
Men trắng ngà – có màu trắng sáng, trắng sữa, trắng đục.
Bộ ấm chén Bát Tràng có những kiểu dáng & cách trang trí độc đáo kết hợp cùng lớp men trắng ngà đã tạo nên một thương hiệu khó quên trong lòng người dùng. Nước men trắng ngà này được sử dụng phổ biến trên các loại ấm chén uống trà và những đồ gốm khác.
Kỹ thuật chạm trổ, dán ghép được phát triển mạnh vào thế kỷ 17, thời điểm này men trắng ngà đang được sử dụng nhiều trên các lư hương để phủ các rìa, ức và đường viền ngoài phần trang trí nổi
Thế kỷ 17 là thời điểm phát triển các kỹ thuật chạm trổ, dán ghép. Lúc này, men trắng ngà được sử dụng trên các lư hương để phủ trên các rìa, ức và đường viền ngoài phần trang trí nổi, rất ít khi phủ lên hình trang trí.
Từ thế kỷ 18 – 19 thì gốm Bát Tràng chưa mất hẳn kiểu trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trên các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn. Men trắng vẫn được sử dụng khá nhiều trên các bộ ấm chén uống trà bát tràng, thế nhưng màu trắng ngà lại không đem lại sự sang trọng cho mỗi bộ ấm chén bát tràng như hai màu men phía dưới đây.
Men ngọc – men ngà và nâu
Trong suốt khoảng thời gian từ thế kỷ 14 tới 19 dòng men ngọc được sử dụng rất nhiều để tô lên những bông sen nổi, băng hoa tròn, hình rồng,...
Dòng men ngọc tỏa ra sự thanh thoát, quý phái và sang trọng nên rất được ưa chuộng từ thời vua chúa ngày xưa, cho tới nay người ta vẫn rất yêu thích nước men màu ngọc này. Đặc biệt những dòng bộ ấm chén pha trà có nước men này càng tôn lên vẻ đẹp ấn tượng cho gia chủ, mang lại sự uy nghiêm cho phòng khách khi có bộ ấm chén men ngọc này trưng bày trên bàn.
Men rạn – được tạo ra từ chênh lệch về độ đo xương gốm và men
Dòng men này xuất hiện từ cuối thế kỷ 16 và kéo dài cho tới thế kỷ 20, đây là dòng men cuối cùng trong các loại men có tại Việt Nam.
Nước men này được gia đình Đỗ Phủ sản xuất thể hiện trên hai phần trên dưới của lư hương tròn có thể được coi là tiểu bản gốm men rạn với màu sắc ấn tượng.
Tất cả các dòng ấm chén uống trà theo phong cách xưa cũ đều dùng màu men này, ngoài men ngọc ra thì đây cũng là nước men được người sành và yêu trà rất ưu ái.
Trên đây là 5 loại màu men được dùng qua từng thời kỳ tại làng gốm Bát Tràng, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được kiến thức về các loại men Bát Tràng qua từng thế kỷ. Đồng thời bạn có thể lựa chọn được màu men của bộ ấm chén Bát Tràng phù hợp cho gia đình mình.
Để được tư vấn miễn phí và mua được bộ ấm chén uống trà phù hợp quý khách có thể liên hệ qua số hotline: 0798.252.252
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét